POST ITEM

Triển vọng về sản xuất và sử dụng đá sệt trên tàu cá

Nước đá sệt còn gọi là đá lỏng, băng lỏng, nhiệt độ đông lạnh có thể đến -1000C. Công nghệ này dùng chất lỏng là nước ngọt hay nước biển, phụ gia trợ lạnh là muối, nhiệt độ lạnh của chất lỏng -50C đến dưới -300C, tạo được nhiệt độ của cá khi dùng băng lỏng để bảo quản từ -20C đến dưới -50C. Với nhiệt độ này, thủy hải sản đánh bắt được có thể bảo quản trên tàu lâu hơn 2,5 đến 3 lần so với cách bảo quản thông thường.

Nước đá sệt sản xuất trực tiếp từ nước biển, sử dụng thiết bị nhỏ gọn được lắp đặt ngay trên tàu cá, giảm được tải trọng tàu (không phải chở đá theo), giúp ngư dân chủ động bám biển dài ngày. Nước đá sệt có độ lạnh sâu, đảm bảo cá được làm lạnh đến phần lõi, nhanh, đồng đều, bảo đảm chất lượng tươi và màu sắc tự nhiên của cá sau đánh bắt. Bên cạnh đó, nước đá sệt không có cạnh sắc nhọn nên không làm tổn thương bề mặt cá, dễ bảo quản, bốc dỡ, không gây va đập với hầm tàu khi rung lắc. Nước đá sệt cũng không bị nhiễm khuẩn và nhiễm phèn. Tùy theo đối tượng đánh bắt và giá trị kinh tế của thủy sản mà ngư dân có thể đầu tư thiết bị phù hợp. Trong quá trình hoạt động của tàu cá, máy không bị ảnh hưởng bởi độ rung lắc của tàu và đá sệt như lớp đệm băng lỏng, không gây ra va đập giữa cá và thành hầm bảo quản.

Ở Nhật Bản có khoảng 50% lượng cá ngừ được nhập khẩu là cá đông lạnh theo phương pháp trên. Với cách đánh bắt và bảo quản cá ngừ ở Việt Nam như lâu nay, không thể xuất cá nguyên con với giá cao mà chỉ có thể sản xuất fillet đông lạnh, giảm giá trị gia tăng, thiệt thòi cho doanh nghiệp và ngư dân. Đối với các loại cá khác, việc sử dụng nước đá sệt cũng có hiệu quả.

Hiệu quả đầu tư máy sản xuất nước đá sệt gấp 3 đến 4 lần so với dùng đá cây như hiện nay. Đó là chưa tính các lợi ích khác như: giảm chi phí dầu, nước đá, nhân công, chi phí bảo quản hao hụt so với cách bảo quản truyền thống.

Hiện tại, công nghệ này đang phổ biến rộng rãi công nghệ này tại các tỉnh, trong đó có Tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu.